Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé
Nhiều người bảo thịt chó rất ngon. Thậm chí có
người bảo bên Hàn Quốc, có cả một ngành công nghệ chế biến thịt chó. Vì
thịt chó là món ăn khoái khẩu của người Hàn.
Người phương Tây ghê sợ điều đó. Người phương Tây rất yêu quý vật nuôi, đến mức có người bảo rằng ở phương Tây cá đối tượng mà xã hội quan tâm được xếp theo thứ tự: trẻ em, phụ nữ, chó mèo, cuối cùng mới đến đàn ông. Đó là lý do vì sao rất nhiều nhân vật nổi tiếng ở phương Tây kịch liệt phản đối khi Hàn Quốc được Liên đoàn bóng đá thế giới chọn là một trong hai quốc gia tổ chức World Cup 2002.
Lúc tôi đang ngồi viết lại câu chuyện này, trong vòng bán kính một cây số tính từ chỗ tôi ngồi có ít nhất năm nhà hàng đặc sản, ở đó người ta quảng cáo và bày bán không thiếu một món ăn lạ lẫm nào: nai, chồn, rắn, tê tê, nhím, thằn lằn núi, đà điểu…
Tôi đã thử ăn một vài món trong số đó và thú thật là chẳng thấy ngon lành gì, hoặc nếu cảm thấy ngon vì lạ miệng thì cũng không ngon đến mức muốn ăn lại lần thứ hai.
Thực ra, các món ăn ngon nhất luôn luôn vẫn là các thức ăn quen thuộc: các loại thịt heo, bò,gà…Trước khi heo, bò, gà trở thành gia súc, chắc chắn loài người đã có hàng ngàn năm dùng răng và lưỡi sang lọc các loại thịt trên trái đất . Tổ tiên chúng ta dĩ nhiên đã thử nếm qua các thứ thịt nai, chồn , rắn, tê tê, nhím, thằn lằn núi, đà điểu và vô số các động vật khác( bây giờ gọi là đặc sản) lẫn chó, ngựa, mèo, heo, bò, gà ( lúc đó còn gọi là chó rừng, ngựa rừng, mèo rừng, heo rừng, bò rừng, gà rừng) và cuối cùng đã đi đến kết luận: các loại thịt heo, bò, gà là tuyệt nhất. Từ phán quyết đó, heo rừng, bò rừng, gà rừng đã được nuôi dưỡng và thuần hóa để trở thành nguồn cung cấp thực phẩm vĩnh viễn cho con người. Đó là một lựa chọn vô cùng sáng suốt và có giá trị ở mọi không gian và thời gian: cho đến nay ba loại thịt trên nghiễm nhiên chiếm một vị trí không thể thay thế trên bàn ăn của mọi gia đình từ Đông sang Tây.
Chó đã không được chọn lựa làm thực phẩm, hiển nhiên là có lý do của nó, không chỉ vì nó có khoái khẩu và bổ dưỡng hay không. Loài người thuần hóa ngựa để cưỡi, trâu để kéo cày, mèo để bắt chuột và chó để trông nhà, và quan trọng hơn là để làm bạn với con người, đặc biệt làm bạn với trẻ con.
Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé”Thịt của bạn ngon lắm”. Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Đơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ.
Còn tại sao chó trở thành bạn của con người thì có lẽ tôi không cần phải giải thích. Tôi tin bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng từng có một con chó là bạn. Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Điều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.
Đó là lý do tại sao bọn tôi quyết định giải tán trang trại chó hoang trong đau đớn, mặc dù để làm được điều đó thật là vất vả.
Lũ chó không chịu ra khỏi nhà dù bọn tôi thi nhau hò hét, quát tháo, mắng mỏ, dậm chân thình thịch và dứ dứ nắm đấm trước mặt chúng.
Cuối cùng, tôi, thằng Hải cò và con Tí sún mỗi đứa ẵm một con trên tay, chạy rã cả chân để đến một nơi xa nhất có thể, thận trọng đặt chúng xuống để rồi ngán ngẩm nhận ra khi tụi tôi quay về thì bọn chó vẫn lẽo đẽo sau lưng.
Chẳng đặng đừng, con Tí sún quyết định đóng cổng rào nhốt lũ chó bên ngoài và chúng tôi đã trải qua những ngày cắn rứt khi phải chứng kiến lũ chó con nằm con ngồi chầu chực suốt ngày đêm bên ngoài cổng nhà con Tí sún, thắc thỏm nhìn vào.
Ngày con chó cuối cùng thất thểu bỏ đi cũng là ngày bọn tôi chạm đến đáy của sự chịu đựng. Ba đứa tôi đều kiệt sức và đồng loạt lăn ra ốm một trận ra trò.
- o O o -
Cuộc đời như vậy là đã thôi tẻ nhạt, theo cái cách số phận dành cho mỗi người.
Nỗi buồn về sự ra đi của lũ chó hoang chồng lên nỗi buồn về sự ra đi của con Tủn đã khiến một chú bé tám tuổi phải kiễng chân lên để tập làm người lớn.
Tôi nghĩ ngợi hơn, sầu tư hơn, và nhường như không còn háo hức sắp xếp lại thế giới nữa. Tôi biết mình không thể khơi dòng đời theo bản vẽ trong đầu tôi, và nếu tôi có cố khơi theo hướng này thì dòng đời vẫn chảy theo hướng khác. Thôi, chuyện đó hẵng để sau này, mặc dù khi trở thành người lớn chúng ta thường có xu hướng bơi theo những dòng chảy đã được người khác khơi sẵn, như xe cộ luôn tuân thủ luật giao thông, chỉ để được an toàn.
Bên cạnh cái dở, người lớn tất nhiên cũng có cái hay của người lớn. Tôi là người lớn, nếu tôi không nghĩ vậy có khác gì tôi phủ định chính mình. Nhưng mà đó là sự thật. Trẻ con cũng yêu ba mẹ, cũng biết ba mẹ yêu mình nhưng đón nhận sự chăm sóc đó một cách hồn nhiên, chả nghĩ ngợi gì. Lòng hiếu thảo đối với ba mẹ, chỉ người lớn mới cảm nhận đầy đủ. Đặc biệt khi người lớn đó sinh con, nuôi con và vất vả vì con thì sự cảm nhận đó càng sâu sắc hơn nữa. Vì vậy mà các bậc làm cha làm mẹ không nên lo lắng thái quá ( khi tôi khẳng định rằng mọi đứa trẻ trên thế giới này đều từng oán trách ba mẹ) vì những đứa con oán trách ba mẹ nhiều nhất sau này sẽ là những đứa con biết ơn ba mẹ nhiều nhất, trong đó có cả lý do là hồi nhỏ đã trót oán trách ba mẹ nhiều quá.
Người lớn còn có cái hay nữa là thỉnh thoảng vờ vịt một cách đáng yêu. Như ông giám đốc Hải cò và bà hiệu trưởng Tủn…
Khi cuốn sách này phát hành được hai ngày, tôi chết điếng người khi nhác thấy chiếc xe hơi quen thuộc của Hải cò đỗ xịch trước cửa.
Một mình Hải cò tìm tới gây sự tôi đã hãi, đằng này lục tục leo xuống xe ngoài Hải cò còn có thêm con Tủn.
Ôm kè kè một chồng sách bên hông như thể ôm bom, cả hai xồng xộc bước vào nhà.
Tôi vội vã lao ra chặn ngay cửa, như muốn dùng thân mình lấp nỗi nguy hiểm:
- Này, này… cậu…
Trái với sự mong đợi của tôi, Hải cò toét miệng cười:
- Tụi này đến chúc mừng cậu đây.
Trước bộ mặt chắc là rất đần đần của tôi, Hải cò, với con Tủn theo sau, đi thẳng vô trong, đặt chồng sách trên tay xuống bàn – cả hai đứa.
Tôi nhìn hai chồng sách, há hốc miệng khi nhận ra đó là cuốn sách tôi vừa in:
- Các cậu định làm gì thế?
- Còn làm gì nữa!- Hải cò vẫn tròng lên mặt nụ cười rạng rỡ - Mua sách của cậu, đem tới nhà cậu thì là để xin chữ ký của cậu chứ còn làm gì!
Tôi không biết tôi đã ngồi vào bàn bằng cách nào. Tôi ngước nhìn hai đứa bạn trước mặt bằng ánh mắt của người vẫn chưa ra khỏi cơn mộng du:
- Thế các cậu không giận mình à?
Con Tủn trưng ra bộ mặt ngây thơ:
- Giận chuyện gì hả anh?
- Thì các cậu chả bảo mình đem chuyện hồi bé của các cậu ra bêu riếu là gì!
- Ối, sao mà cậu ngốc thế! – Hải cò kêu lên, giọng lớn đến mức có thể cảm tưởng nó đang cố đánh thức cả thị trấn – Tụi này nói như vậy là để cậu dẹp quách cái bản tham luận vớ vẩn của cậu đi. Một tuổi thơ tuyệt vời như thế mà đem ra viết tham luận trong hội nghị thì phí quá.
Tôi cười như mếu:
- Thế ra việc mình quyết định viết những câu chuyện hồi bé thành sách là nằm trong ý đồ của các cậu sao?
Con Tủn hít vô một hơi, mặt nó ửng lên như tráng men:
- Anh ơi, đó là một ý đồ tốt đẹp.
Tôi nhìn sững con Tủn:
- Em không ngại học sinh và phụ huynh học sinh biết được chuỵện hồi tám tuổi em đã nhận được một tin nhắn nóng bỏng…
- Thú thật là em đã quên mất chuyện đó rồi. Bao nhiêu năm rồi còn gì! – Con Tủn chép miệng và khi nói tiếp thì mặt nó lộ vẻ xúc động – Bây giờ em đọc lại, em mới chợt biết là suýt chút nữa em đã đánh rơi một kỷ niệm đẹp. Có gì đâu mà ngại hả anh. Ai mà chẳng biết anh đã nhắn tinh cho em một cách trong sáng…
Tôi len lét nhìn Hải cò:
- Nhưng một ông giám đốc hồi bé từng lập một phiên tòa…
- Lập hay không lập cũng thế thôi! Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình. – Hải cò nhịp những ngón tay lên mặt bàn làm phát ra những tiếng lách cách như để đệm cho câu nói – Người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ nghiêm khắc không kém gì họ phán xét chúng. Điều đó sẽ giúp cho người lớn chú ý đến cách sống của mình.
Hải cò nhe răng cười:
- Tôi không tin người lớn sẽ cách chức tôi chỉ vì hồi bé tôi từng lập một phiên tòa kể tội người lớn.
Suốt cuộc gặp gỡ, tôi nói rất ít, không phải vì không có gì để nói mà vì thằng Hải cò và con Tủn đã chiếm diễn đàn một cách thô bạo trong buổi sáng hôm đó, chỉ để bốc cuốn sách của tôi lên mây. Suốt hai tiếng đồng hồ, tôi như bị nhấn chìm dưới một cơn bão những lời có cánh.
Ngày hôm sau con Tí sún tới và tôi hết sức ngạc nhiên thấy nó chẳng hề ngạc nhiên khi tôi kể cho nó nghe về cuộc viếng thăm của Hải cò và con Tủn.
- Em biết chuyện đó từ lâu rồi. – Nó mỉm cười với vẻ biết lỗi.
- Thì ra em cố tình giấu anh. – Tôi dựng mắt lên, giận dỗi nói – Cả ba người toa rập với nhau?
- Bởi vì trong bốn đứa, anh là người gìn giữ kỷ niệm tốt nhất, cũng là người duy nhất có khả năng kể lại câu chuyện tuổi thơ.
- Tiếc thật!- Tôi bất giác buông tiếng thở dài và nhìn ra sân nắng, đột nhiên bắt gặp mình bâng khuâng – Chúng mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ.
- Nhưng cuốn sách của anh là chiếc vé tuyệt vời. – Đôi mắt con Tí sún long lanh – Với chiếc vé đó, tụi em đã lên được chuyến tàu tuổi thơ. Tụi em đã có dịp quay về.
- Bây giờ thì em nấu mì gói đã ngon chưa? – Tự nhiên tôi hỏi.
- Còn anh thì sao? Anh vẫn đang đi tìm kho báu chứ? – Con Tí sún không đáp lời tôi mà mỉm cười hỏi lại. Cứ như thể hai đứa tôi vẫn đang còn ở trên tàu.
Khi đọc đến những câu đối thoại ngớ ngẩn này, giả định là bạn đang cầm cuốn sách của tôi trên tay, tôi tin rằng bạn đang nhìn thấy tôi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún – những nhân vật chính của câu truyện lan man này. Tôi tin như vậy vì tôi tin bạn đang ngồi cùng bon tôi trên một chuyến tàu từ khi trang sách đầu tiên mở ra trên tay bạn.
Chiếc vé đi tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kỹ trong túi áo, vì không có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này.
Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi lúc nào mà bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ.
Ờ, tám tuổi, vẫn là trong trẻo lắm, vẫn khát khao cuộc sống cho dù lúc tám tuổi bạn có thể rầu rầu nói:”Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Câu nói yếm thế đó của một đứa trẻ có thể bắt đầu cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đầu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó là khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn.
Vì vậy, để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn, tôi đã nghĩ như vậy khi ngồi cặm cụi gõ cuốn sách này…
Người phương Tây ghê sợ điều đó. Người phương Tây rất yêu quý vật nuôi, đến mức có người bảo rằng ở phương Tây cá đối tượng mà xã hội quan tâm được xếp theo thứ tự: trẻ em, phụ nữ, chó mèo, cuối cùng mới đến đàn ông. Đó là lý do vì sao rất nhiều nhân vật nổi tiếng ở phương Tây kịch liệt phản đối khi Hàn Quốc được Liên đoàn bóng đá thế giới chọn là một trong hai quốc gia tổ chức World Cup 2002.
Lúc tôi đang ngồi viết lại câu chuyện này, trong vòng bán kính một cây số tính từ chỗ tôi ngồi có ít nhất năm nhà hàng đặc sản, ở đó người ta quảng cáo và bày bán không thiếu một món ăn lạ lẫm nào: nai, chồn, rắn, tê tê, nhím, thằn lằn núi, đà điểu…
Tôi đã thử ăn một vài món trong số đó và thú thật là chẳng thấy ngon lành gì, hoặc nếu cảm thấy ngon vì lạ miệng thì cũng không ngon đến mức muốn ăn lại lần thứ hai.
Thực ra, các món ăn ngon nhất luôn luôn vẫn là các thức ăn quen thuộc: các loại thịt heo, bò,gà…Trước khi heo, bò, gà trở thành gia súc, chắc chắn loài người đã có hàng ngàn năm dùng răng và lưỡi sang lọc các loại thịt trên trái đất . Tổ tiên chúng ta dĩ nhiên đã thử nếm qua các thứ thịt nai, chồn , rắn, tê tê, nhím, thằn lằn núi, đà điểu và vô số các động vật khác( bây giờ gọi là đặc sản) lẫn chó, ngựa, mèo, heo, bò, gà ( lúc đó còn gọi là chó rừng, ngựa rừng, mèo rừng, heo rừng, bò rừng, gà rừng) và cuối cùng đã đi đến kết luận: các loại thịt heo, bò, gà là tuyệt nhất. Từ phán quyết đó, heo rừng, bò rừng, gà rừng đã được nuôi dưỡng và thuần hóa để trở thành nguồn cung cấp thực phẩm vĩnh viễn cho con người. Đó là một lựa chọn vô cùng sáng suốt và có giá trị ở mọi không gian và thời gian: cho đến nay ba loại thịt trên nghiễm nhiên chiếm một vị trí không thể thay thế trên bàn ăn của mọi gia đình từ Đông sang Tây.
Chó đã không được chọn lựa làm thực phẩm, hiển nhiên là có lý do của nó, không chỉ vì nó có khoái khẩu và bổ dưỡng hay không. Loài người thuần hóa ngựa để cưỡi, trâu để kéo cày, mèo để bắt chuột và chó để trông nhà, và quan trọng hơn là để làm bạn với con người, đặc biệt làm bạn với trẻ con.
Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé”Thịt của bạn ngon lắm”. Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Đơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ.
Còn tại sao chó trở thành bạn của con người thì có lẽ tôi không cần phải giải thích. Tôi tin bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng từng có một con chó là bạn. Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Điều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.
Đó là lý do tại sao bọn tôi quyết định giải tán trang trại chó hoang trong đau đớn, mặc dù để làm được điều đó thật là vất vả.
Lũ chó không chịu ra khỏi nhà dù bọn tôi thi nhau hò hét, quát tháo, mắng mỏ, dậm chân thình thịch và dứ dứ nắm đấm trước mặt chúng.
Cuối cùng, tôi, thằng Hải cò và con Tí sún mỗi đứa ẵm một con trên tay, chạy rã cả chân để đến một nơi xa nhất có thể, thận trọng đặt chúng xuống để rồi ngán ngẩm nhận ra khi tụi tôi quay về thì bọn chó vẫn lẽo đẽo sau lưng.
Chẳng đặng đừng, con Tí sún quyết định đóng cổng rào nhốt lũ chó bên ngoài và chúng tôi đã trải qua những ngày cắn rứt khi phải chứng kiến lũ chó con nằm con ngồi chầu chực suốt ngày đêm bên ngoài cổng nhà con Tí sún, thắc thỏm nhìn vào.
Ngày con chó cuối cùng thất thểu bỏ đi cũng là ngày bọn tôi chạm đến đáy của sự chịu đựng. Ba đứa tôi đều kiệt sức và đồng loạt lăn ra ốm một trận ra trò.
Cuộc đời như vậy là đã thôi tẻ nhạt, theo cái cách số phận dành cho mỗi người.
Nỗi buồn về sự ra đi của lũ chó hoang chồng lên nỗi buồn về sự ra đi của con Tủn đã khiến một chú bé tám tuổi phải kiễng chân lên để tập làm người lớn.
Tôi nghĩ ngợi hơn, sầu tư hơn, và nhường như không còn háo hức sắp xếp lại thế giới nữa. Tôi biết mình không thể khơi dòng đời theo bản vẽ trong đầu tôi, và nếu tôi có cố khơi theo hướng này thì dòng đời vẫn chảy theo hướng khác. Thôi, chuyện đó hẵng để sau này, mặc dù khi trở thành người lớn chúng ta thường có xu hướng bơi theo những dòng chảy đã được người khác khơi sẵn, như xe cộ luôn tuân thủ luật giao thông, chỉ để được an toàn.
Bên cạnh cái dở, người lớn tất nhiên cũng có cái hay của người lớn. Tôi là người lớn, nếu tôi không nghĩ vậy có khác gì tôi phủ định chính mình. Nhưng mà đó là sự thật. Trẻ con cũng yêu ba mẹ, cũng biết ba mẹ yêu mình nhưng đón nhận sự chăm sóc đó một cách hồn nhiên, chả nghĩ ngợi gì. Lòng hiếu thảo đối với ba mẹ, chỉ người lớn mới cảm nhận đầy đủ. Đặc biệt khi người lớn đó sinh con, nuôi con và vất vả vì con thì sự cảm nhận đó càng sâu sắc hơn nữa. Vì vậy mà các bậc làm cha làm mẹ không nên lo lắng thái quá ( khi tôi khẳng định rằng mọi đứa trẻ trên thế giới này đều từng oán trách ba mẹ) vì những đứa con oán trách ba mẹ nhiều nhất sau này sẽ là những đứa con biết ơn ba mẹ nhiều nhất, trong đó có cả lý do là hồi nhỏ đã trót oán trách ba mẹ nhiều quá.
Người lớn còn có cái hay nữa là thỉnh thoảng vờ vịt một cách đáng yêu. Như ông giám đốc Hải cò và bà hiệu trưởng Tủn…
Khi cuốn sách này phát hành được hai ngày, tôi chết điếng người khi nhác thấy chiếc xe hơi quen thuộc của Hải cò đỗ xịch trước cửa.
Một mình Hải cò tìm tới gây sự tôi đã hãi, đằng này lục tục leo xuống xe ngoài Hải cò còn có thêm con Tủn.
Ôm kè kè một chồng sách bên hông như thể ôm bom, cả hai xồng xộc bước vào nhà.
Tôi vội vã lao ra chặn ngay cửa, như muốn dùng thân mình lấp nỗi nguy hiểm:
- Này, này… cậu…
Trái với sự mong đợi của tôi, Hải cò toét miệng cười:
- Tụi này đến chúc mừng cậu đây.
Trước bộ mặt chắc là rất đần đần của tôi, Hải cò, với con Tủn theo sau, đi thẳng vô trong, đặt chồng sách trên tay xuống bàn – cả hai đứa.
Tôi nhìn hai chồng sách, há hốc miệng khi nhận ra đó là cuốn sách tôi vừa in:
- Các cậu định làm gì thế?
- Còn làm gì nữa!- Hải cò vẫn tròng lên mặt nụ cười rạng rỡ - Mua sách của cậu, đem tới nhà cậu thì là để xin chữ ký của cậu chứ còn làm gì!
Tôi không biết tôi đã ngồi vào bàn bằng cách nào. Tôi ngước nhìn hai đứa bạn trước mặt bằng ánh mắt của người vẫn chưa ra khỏi cơn mộng du:
- Thế các cậu không giận mình à?
Con Tủn trưng ra bộ mặt ngây thơ:
- Giận chuyện gì hả anh?
- Thì các cậu chả bảo mình đem chuyện hồi bé của các cậu ra bêu riếu là gì!
- Ối, sao mà cậu ngốc thế! – Hải cò kêu lên, giọng lớn đến mức có thể cảm tưởng nó đang cố đánh thức cả thị trấn – Tụi này nói như vậy là để cậu dẹp quách cái bản tham luận vớ vẩn của cậu đi. Một tuổi thơ tuyệt vời như thế mà đem ra viết tham luận trong hội nghị thì phí quá.
Tôi cười như mếu:
- Thế ra việc mình quyết định viết những câu chuyện hồi bé thành sách là nằm trong ý đồ của các cậu sao?
Con Tủn hít vô một hơi, mặt nó ửng lên như tráng men:
- Anh ơi, đó là một ý đồ tốt đẹp.
Tôi nhìn sững con Tủn:
- Em không ngại học sinh và phụ huynh học sinh biết được chuỵện hồi tám tuổi em đã nhận được một tin nhắn nóng bỏng…
- Thú thật là em đã quên mất chuyện đó rồi. Bao nhiêu năm rồi còn gì! – Con Tủn chép miệng và khi nói tiếp thì mặt nó lộ vẻ xúc động – Bây giờ em đọc lại, em mới chợt biết là suýt chút nữa em đã đánh rơi một kỷ niệm đẹp. Có gì đâu mà ngại hả anh. Ai mà chẳng biết anh đã nhắn tinh cho em một cách trong sáng…
Tôi len lét nhìn Hải cò:
- Nhưng một ông giám đốc hồi bé từng lập một phiên tòa…
- Lập hay không lập cũng thế thôi! Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình. – Hải cò nhịp những ngón tay lên mặt bàn làm phát ra những tiếng lách cách như để đệm cho câu nói – Người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ nghiêm khắc không kém gì họ phán xét chúng. Điều đó sẽ giúp cho người lớn chú ý đến cách sống của mình.
Hải cò nhe răng cười:
- Tôi không tin người lớn sẽ cách chức tôi chỉ vì hồi bé tôi từng lập một phiên tòa kể tội người lớn.
Suốt cuộc gặp gỡ, tôi nói rất ít, không phải vì không có gì để nói mà vì thằng Hải cò và con Tủn đã chiếm diễn đàn một cách thô bạo trong buổi sáng hôm đó, chỉ để bốc cuốn sách của tôi lên mây. Suốt hai tiếng đồng hồ, tôi như bị nhấn chìm dưới một cơn bão những lời có cánh.
Ngày hôm sau con Tí sún tới và tôi hết sức ngạc nhiên thấy nó chẳng hề ngạc nhiên khi tôi kể cho nó nghe về cuộc viếng thăm của Hải cò và con Tủn.
- Em biết chuyện đó từ lâu rồi. – Nó mỉm cười với vẻ biết lỗi.
- Thì ra em cố tình giấu anh. – Tôi dựng mắt lên, giận dỗi nói – Cả ba người toa rập với nhau?
- Bởi vì trong bốn đứa, anh là người gìn giữ kỷ niệm tốt nhất, cũng là người duy nhất có khả năng kể lại câu chuyện tuổi thơ.
- Tiếc thật!- Tôi bất giác buông tiếng thở dài và nhìn ra sân nắng, đột nhiên bắt gặp mình bâng khuâng – Chúng mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ.
- Nhưng cuốn sách của anh là chiếc vé tuyệt vời. – Đôi mắt con Tí sún long lanh – Với chiếc vé đó, tụi em đã lên được chuyến tàu tuổi thơ. Tụi em đã có dịp quay về.
- Bây giờ thì em nấu mì gói đã ngon chưa? – Tự nhiên tôi hỏi.
- Còn anh thì sao? Anh vẫn đang đi tìm kho báu chứ? – Con Tí sún không đáp lời tôi mà mỉm cười hỏi lại. Cứ như thể hai đứa tôi vẫn đang còn ở trên tàu.
Khi đọc đến những câu đối thoại ngớ ngẩn này, giả định là bạn đang cầm cuốn sách của tôi trên tay, tôi tin rằng bạn đang nhìn thấy tôi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún – những nhân vật chính của câu truyện lan man này. Tôi tin như vậy vì tôi tin bạn đang ngồi cùng bon tôi trên một chuyến tàu từ khi trang sách đầu tiên mở ra trên tay bạn.
Chiếc vé đi tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kỹ trong túi áo, vì không có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này.
Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi lúc nào mà bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ.
Ờ, tám tuổi, vẫn là trong trẻo lắm, vẫn khát khao cuộc sống cho dù lúc tám tuổi bạn có thể rầu rầu nói:”Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Câu nói yếm thế đó của một đứa trẻ có thể bắt đầu cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đầu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó là khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn.
Vì vậy, để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn, tôi đã nghĩ như vậy khi ngồi cặm cụi gõ cuốn sách này…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét