Và tôi đã chìm
Hải cò và cu Tủn bây giờ phủ nhận tất tần tật
những điều đó. Cái phiên tòa “phạm thượng” kia dĩ nhiên tụi nó càng cố
quên đi. Nhưng dẫu sao hồi tám tuổi, tôi và con Tí sún chắc chắn không
thể xoay chuyển thế giới theo ý mình nếu không có sự tham gia nhiệt tình
của hai đứa nó. Bây giờ ngồi lần giở lại những ký ức như lật từng trang
nhật ký, tôi vẫn bắt gặp một cảm giác bồi hồi khi nhớ đến những gì đã
xảy ra trong những năm tháng đó.
Sau này, khi đã là một người lớn hẳn hoi, tôi luôn cảm thấy chột dạ khi có một đứa bé nhìn tôi chằm chằm, cái cảm giác của tôi lúc đó là cảm giác nhột nhạt của người bước ra phố mà quên cái nút áo hay nút quần.
Thực ra thì tư cách cũng cần cài nút, nhưng lúc quên cài thì chúng ta thường không thấy cảm giác nhột nhạt. Nhiều người lớn có khuynh hướng coi trọng sự ngay ngắn của quần áo hơn là sự ngay ngắn của tư cách. Bởi quần áo luộm thuộm dễ dàng bị người khác phát hiện còn sự luộm thuộm của tư cách là cái gì đó khó phát hiện hơn và khi bị phát hiện thì lại có vô số lý do để bào chữa.
Nhưng người lớn đánh lừa người lớn dễ hơn là đánh lừa trẻ con. Bởi người lớn tiếp nhận thế giới bằng óc phân tích, còn trẻ con cảm nhận thế giới bằng trực giác.
Xem cái cách thằng Hải cò và con Tủn đối xử với tuổi thơ của tụi nó thì biết. Những gì trực giác thời ấu thơ mách bảo là hay đẹp thì bây giờ tụi nó dung lý trí để sổ toẹt hết. Cứ như thể trực giác là cây bút xanh của học trò, còn lý trí là cây bút đỏ của thầy cô.
Tụi nó phủi kỷ niệm như phủi bụi, nhằm phi tang quá khứ.
Nhưng đó là thứ bụi kim cương.
Tôi đã gom những hạt bụi óng ánh đó để đúc thành bản tham luận của tôi. À không, bây giờ thì những gì tôi viết ra không phải để trình bày trong cuộc hội thảo Trẻ em như một thế giới nữa. Con Tí sún đã bày cách cho tôi: Tham luận trong một hội thảo khoa học đương nhiên buộc phải đề cao tính xác thực, đó sẽ là lý do để Hải cò và con Tủn phản đối thậm chí kiện cáo về những gì tôi mô tả về tụi nó, nhưng nếu đây là một cuốn tiểu thuyết thì quyền hư cấu của tác giả sẽ đảm bảo cho tôi tránh xa những kiện tụng lằng nhằng. Thậm chí nếu cần tôi sẽ đế một dòng chữ ngay trang đầu cuốn sách” Tất cả những nhân vật và tình tiết trong cuốn sách này đều do tác giả tưởng tượng ra, nếu có sự trùng hợp ngẫu nhiên thì đó là chuyện ngoài ý muốn, tác giả không chịu trách nhiệm”. Tôi đã từng thấy những cuốn sách ghi như thế, và thật mừng là con Tí sún đã ân cần nhắc cho tôi nhớ điều đó.
Từ khi tìm ra lối thoát, tôi không còn ngần ngừ khi nhìn thấy số phone của ông giám đốc Hải cò và bà hiệu trưởng Tủn hiện ra trên màn hình điện thoại của tôi nữa.
Tôi hét vào ống nói:
- Yên tâm, yên tâm! Sẽ không có bất cứ một bản tham luận nào!
- Yên chí, yên chí! Ủy ban UNESCO của Liên hiệp quốc sẽ không biết ở Việt Nam từng có một bé trai rủ một bé gái lên giường một chút chăng từ hồi tám tuổi, họ cũng không biết từng có một phiên tòa kể tội ba mẹ nào hết.
Tôi tắt máy, tặc lưỡi: Ủy ban UNESCO không biết nhưng khi cuốn sách này in ra thì cả thế giới đều biết.
Ủa nhưng tại sao lại phải giấu khi mà những gì đã xảy ra với bọn nhóc chúng tôi chắc chắn không phải là điều gì bí mật với trẻ con(và cả với những ai từng là trẻ con) trên toàn thế giới, vì tất cả những đứa trẻ chân chính bao giờ cũng muốn làm những điều tương tự để cuộc sống trở nên lấp lánh hơn và giàu ý nghĩa hơn.
Chắc chắn các bậc làm cha làm mẹ không biết lũ con cái đã giở những trò gì sau lưng họ, mặc dù có thể chính là những trò mà các bậc làm cha làm mẹ khi còn bé cũng đã từng làm sau lưng các bậc làm ông làm bà đó thôi.
Thực lòng mà nói, khi tôi quyết định phanh phui những chuyện này ra, những người mà tôi sợ nhất không hẳn là Hải cò và con Tủn, mà chính là ba mẹ tôi, cũng như ba mẹ tụi bạn tôi.
Trong mắt các bậc làm cha làm mẹ khả kính đó, xưa nay chúng tôi vẫn là những đứa con ngoan, nhưng bây giờ khi đọc cuốn sách này họ chợt nhận ra chúng tôi không ngoan như họ tưởng, mặc dù rốt cuộc những đứa con không ngoan đó vẫn thành đạt trong xã hội, vẫn thành ông giám đốc này, bà hiệu trưởng kia, ông nhà văn nọ…
Và tôi không chỉ sợ ba mẹ tôi, ba mẹ thằng Hải cò, ba mẹ con Tủn và ba con Tí sún. Mà sợ tất cả các bậc làm cha làm mẹ khác trên đời. Đọc xong cuốn sách này, họ sẽ giật nẩy mình, từ đó bắt đầu nhìn con cái bằng ánh mắt khắt khe hơn và dĩ nhiên là nhiều ngờ vực hơn cứ như thể đã là con cái thì thế nào cũng sắp sửa làm điều gì dó hết sức bậy bạ.
Thực ra thì mọi đứa trẻ đều hồn nhiên. Chúng tôi lỡ tay phá hỏng khu vườn nhà thằng Hải cò chẳng qua là do ngây ngô. Lúc đó chúng tôi vẫn tin vào điều chúng tôi làm, thậm chí đêm đêm tôi vẫn nằm mơ thấy những hòm vàng chôn dưới những góc mận sau nhà thằng Hải cò.
Sau này, khi đã là người lớn thì tôi thất vọng khi thấy người lớn không có được thái độ trong sang như lúc họ còn trẻ con. Người lớn bảo trẻ con chúng tôi tri thức mới là kho báu thực sự, nhưng nhiều người trong số họ không hề muốn chinh phục tri thức mà chỉ thích săn tìm bằng cấp. Người lớn cũng nói như vậy về tình yêu và đối xử với tình yêu cũng với cách thức thô bạo như họ đã đối xử với tri thức.
Bây giờ con tôi cũng hay hỏi tôi về tình yêu. Tự nhiên tôi nhớ đến con Tủn và nói:
- Tình yêu là một cuộc rượt bắt nhưng trong nhiều trương hợp ta cố rượt theo người này nhưng rốt cuộc lại bắt được người khác, con à.
Con tôi may mắn hơn nhiều người. Nó đã bắt đúng người mà nó rượt ( hay rượt nó). Thế nhưng nó vẫn lo lắng:
- Người ta bảo hôn nhân là mồ chôn của tình yêu có đúng không hả ba?
Tôi nghĩ đến cuộc hôn nhân êm đẹp của con Tí sún, nhún vai đáp:
- Hôn nhân không chôn ai hết. Chỉ có người chồng và người vợ chôn lẫn nhau nếu họ muốn như vậy.
- Thế tại sao…
Tôi cắt ngang câu hỏi của con tôi:
- Con ơi, những cặp vợ chồng tan vỡ là những người nghĩ rằng hôn nhân là điểm kết thúc của tình yêu trong khi thực ra nó là điểm bắt đầu.
Tôi nhìn vẻ mặt ngơ ngác của con tôi, cố tìm một cách diễn đạt dễ hiểu:
- Trước khi cưới nhau, con người ta chỉ tập yêu nhưng chưa thực sự biết yêu. Yêu là thứ con người ta cần phải học và cần phải nỗ lực suốt đời, con à. Hôn nhân sẽ dạy người ta yêu. Tất nhien là có những người không học nổi, hậu quả là họ bị đuổi khỏi hôn nhân như những học sinh lười bị đuổi ra khỏi trường.
Mắt con tôi sáng lên:
- Học yêu cũng giống như học bơi vậy hả ba? Không học người ta vẫn bơi được, nhưng bơi theo kiểu con cún. Chỉ có học đàng hoàng, người ta mới biết bơi sải, bơi ngửa, bơi ếch và bơi bướm.
Tôi cười, nhớ lại cảnh tôi từng nhào xuống sông hồi tám tuổi:
- Và những ai lười sẽ bị chìm.
- o O o -
Tôi không lười nhưng tôi vẫn cứ chìm.
Tôi nhớ đến ngày con Tủn chuyển nhà đi nơi khác. Ba nó tìm được một công việc ngon lành ở thành phố, thế là cả nhà theo chân ba nó.
Một ngày trước hôm con Tủn ra đi, tôi đánh liều mượn chiếc điện thoại của chú Nhiên nhắn tin vào máy của mẹ nó:
- Chiều nay chúng ta chia tay một chút chăng? Buồn ơi là sầu!
Mẹ con Tủn đã hết giận tôi vụ nhắn tin linh tinh hôm trước. Có lẽ vậy, vì con Tủn kể với tôi là mẹ nó đã nói với nó bằng giọng hết sức dịu dàng:
- Thằng cu Mùi muốn gặp con.
Thằng cu Mùi và con Tủn lại ngồi trong quán chè của bà Hai Đọt. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi, và lần đầu tiên tôi biết buồn.
Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút một.
Khi tôi biết yên những câu thơ đầu tiên của tôi là nhằm chia sẻ điều đó:
Từ khi quen em, anh đã biết nỗi buồn
Và nỗi buồn cũng biết mặt anh
Ngày mai nếu nỗi buồn tìm đến
Cũng như là gõ cửa người quen…
Bạn nhớ lại mà xem, có phải điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không có ai gõ cửa nhà mình?
Tâm hồn chúng ta cũng vậy, chúng ta treo ngoài cửa sổ tâm hồn một quả chuông nhỏ và thật khủng khiếp nếu tiếng chuông vui tai đó không một lần vang lên.
Như vậy, nỗi buồn đã rung chuông tâm hồn một chú bé tám tuổi ngày tôi xa con Tủn.
Tôi ngồi nhìn nó múc từng muỗng chè đưa vô miệng mà muốn khóc. Con Tủn không khóc. Nó mê mải ăn. Nó ăn một lèo ba chén chè. Sau này tôi mới biêt bọn con gái khi buồn khổ thường ăn nhiều. Có đứa nhờ thất tình mà mập lên. Có vẻ như khi không còn dịp nói những lời yêu thương, cái miệng đã hồn nhiên quay lại với chức năng nhai và nuốt. Nhiều cô bạn vừa ly hôn nói với tôi: Ăn vậy thôi, chẳng thấy ngon lành gì, nhưng cơ thể cứ đòi hỏi phải ăn. Hay thức ăn là thứ có thể lấp đầy nỗi buồn chăng?
Con Tủn trong buổi chiều chớm thu hôm đó cũng vậy. Chiếc muỗng đi qua đi lại giữa chén chè và đôi môi nó như những chuyến bay khứ hồi gấp gáp, tôi nhìn đến hoa cả mắt.
Nhưng ăn xong, vừa đặt chiếc muỗng xuống thì con Tủn bắt đầu khóc. Khi ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần. Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài.
Vậy thôi, buổi chia tay hôm đó chỉ gói gọn trong hai động tác: ăn và khóc. Không ai nói với ai được câu nào. Tôi có biết bao điều muốn nói với con Tủn. Rằng tôi rất mến nó, mặc dù bao giờ chơi trò vợ chồng tôi cũng cưới con Tí sún làm vợ. Nhưng rốt cuộc tôi đã không nói gì. Ngay cả câu đơn giản nhất là chúc nó lên đường bình an, tôi cũng không kịp thốt ra.
Mười năm sau, tôi gặp lại con Tủn khi tôi lên thành phố học đại học.( Thằng Hải cò lên trước một năm. Năm sau tới lượt tôi và con Tí sún).
Trong nhiều năm liền, bốn đứa tôi đã cặp kè với nhau vui vẻ như những ngày thơ ấu. Tôi đã tíu tít với con Tủn bao nhiêu là chuyện, trừ chuyện ngày xưa tôi thích nó. Mười năm sau nữa, tức là vào lúc hai đứa tôi đã hai mươi tám tuổi và con Tủn chuẩn bị lên xe hoa, tôi mới thú thật với nó những gì tôi nghĩ về nó hai chục năm trước.
Con Tủn tỉnh bơ:
- Hồi đó em cũng thích anh.
- Đừng giỡn chơi nha. – Tôi giật thót – Thích anh sao suốt ngày em cứ đi chơi với thằng Hải cò?
- Chính vì thích anh, em mới không dám đi chơi với anh.
Tôi hỏi mà nghe mồ hôi đẫm gáy:
- Em nói thiệt không đó?
- Em sắp lấy chồng rồi, nói dối anh làm chi!
Câu nói của con Tủn ghìm chặt tôi xuống ghế. Nó đặt tấm thiệp cưới xuống bàn và ra về một lúc lâu, tôi vẫn không sao nhấc người lên nổi.
Hai mươi tám tuổi thực ra không chàng trai nào có khả năng hiểu hết về con gái. Và có thể suốt cả đời vẫn vậy. Người ta nói đúng: hãy yêu phụ nữ nhưng đừng hoài công hiểu họ. Tại sao con Tủn thích tôi nhưng nó cứ bám lẵng nhẵng theo thằng Hải cò để tôi phải buồn bã thích con Tí sún?
Lúc hai mươi tám tuổi, tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này và tìm ra cả chục lý do, lý do nào cũng chí lý.Bây giờ, lúc ngồi viết cuốn sách này tôi đủ từng trải để không thắc mắc nữa, đơn giản vì bản thân phụ nữ đôi khi họ còn không hiểu họ và phản ứng của họ nói chung rất khó lường. Có lẽ sự khó lường của phụ nữ chính là bản năng tự vệ mà tạo hóa đã ban cho họ. Sức vóc của phụ nữ thua thiệt so với đàn ông, và họ sẽ bị đàn ông xúm vào cai trị nếu một ngày nào đó họ trở nên dễ hiểu.
Tóm lại, phụ nữ giống như hoa hồng, không phải vì hoa hồng có gai như người ta nói, mà vì khồn có ai lẩn thẩn tìm cách cắt nghĩa vẻ đẹp của hoa hồng mặc dù tất cả chúng ta đều yêu nó.
“Tôi yêu hoa hồng”, thế là đủ!
“Và tôi đã chìm”, thế cũng là quá đủ!
Sau này, khi đã là một người lớn hẳn hoi, tôi luôn cảm thấy chột dạ khi có một đứa bé nhìn tôi chằm chằm, cái cảm giác của tôi lúc đó là cảm giác nhột nhạt của người bước ra phố mà quên cái nút áo hay nút quần.
Thực ra thì tư cách cũng cần cài nút, nhưng lúc quên cài thì chúng ta thường không thấy cảm giác nhột nhạt. Nhiều người lớn có khuynh hướng coi trọng sự ngay ngắn của quần áo hơn là sự ngay ngắn của tư cách. Bởi quần áo luộm thuộm dễ dàng bị người khác phát hiện còn sự luộm thuộm của tư cách là cái gì đó khó phát hiện hơn và khi bị phát hiện thì lại có vô số lý do để bào chữa.
Nhưng người lớn đánh lừa người lớn dễ hơn là đánh lừa trẻ con. Bởi người lớn tiếp nhận thế giới bằng óc phân tích, còn trẻ con cảm nhận thế giới bằng trực giác.
Xem cái cách thằng Hải cò và con Tủn đối xử với tuổi thơ của tụi nó thì biết. Những gì trực giác thời ấu thơ mách bảo là hay đẹp thì bây giờ tụi nó dung lý trí để sổ toẹt hết. Cứ như thể trực giác là cây bút xanh của học trò, còn lý trí là cây bút đỏ của thầy cô.
Tụi nó phủi kỷ niệm như phủi bụi, nhằm phi tang quá khứ.
Nhưng đó là thứ bụi kim cương.
Tôi đã gom những hạt bụi óng ánh đó để đúc thành bản tham luận của tôi. À không, bây giờ thì những gì tôi viết ra không phải để trình bày trong cuộc hội thảo Trẻ em như một thế giới nữa. Con Tí sún đã bày cách cho tôi: Tham luận trong một hội thảo khoa học đương nhiên buộc phải đề cao tính xác thực, đó sẽ là lý do để Hải cò và con Tủn phản đối thậm chí kiện cáo về những gì tôi mô tả về tụi nó, nhưng nếu đây là một cuốn tiểu thuyết thì quyền hư cấu của tác giả sẽ đảm bảo cho tôi tránh xa những kiện tụng lằng nhằng. Thậm chí nếu cần tôi sẽ đế một dòng chữ ngay trang đầu cuốn sách” Tất cả những nhân vật và tình tiết trong cuốn sách này đều do tác giả tưởng tượng ra, nếu có sự trùng hợp ngẫu nhiên thì đó là chuyện ngoài ý muốn, tác giả không chịu trách nhiệm”. Tôi đã từng thấy những cuốn sách ghi như thế, và thật mừng là con Tí sún đã ân cần nhắc cho tôi nhớ điều đó.
Từ khi tìm ra lối thoát, tôi không còn ngần ngừ khi nhìn thấy số phone của ông giám đốc Hải cò và bà hiệu trưởng Tủn hiện ra trên màn hình điện thoại của tôi nữa.
Tôi hét vào ống nói:
- Yên tâm, yên tâm! Sẽ không có bất cứ một bản tham luận nào!
- Yên chí, yên chí! Ủy ban UNESCO của Liên hiệp quốc sẽ không biết ở Việt Nam từng có một bé trai rủ một bé gái lên giường một chút chăng từ hồi tám tuổi, họ cũng không biết từng có một phiên tòa kể tội ba mẹ nào hết.
Tôi tắt máy, tặc lưỡi: Ủy ban UNESCO không biết nhưng khi cuốn sách này in ra thì cả thế giới đều biết.
Ủa nhưng tại sao lại phải giấu khi mà những gì đã xảy ra với bọn nhóc chúng tôi chắc chắn không phải là điều gì bí mật với trẻ con(và cả với những ai từng là trẻ con) trên toàn thế giới, vì tất cả những đứa trẻ chân chính bao giờ cũng muốn làm những điều tương tự để cuộc sống trở nên lấp lánh hơn và giàu ý nghĩa hơn.
Chắc chắn các bậc làm cha làm mẹ không biết lũ con cái đã giở những trò gì sau lưng họ, mặc dù có thể chính là những trò mà các bậc làm cha làm mẹ khi còn bé cũng đã từng làm sau lưng các bậc làm ông làm bà đó thôi.
Thực lòng mà nói, khi tôi quyết định phanh phui những chuyện này ra, những người mà tôi sợ nhất không hẳn là Hải cò và con Tủn, mà chính là ba mẹ tôi, cũng như ba mẹ tụi bạn tôi.
Trong mắt các bậc làm cha làm mẹ khả kính đó, xưa nay chúng tôi vẫn là những đứa con ngoan, nhưng bây giờ khi đọc cuốn sách này họ chợt nhận ra chúng tôi không ngoan như họ tưởng, mặc dù rốt cuộc những đứa con không ngoan đó vẫn thành đạt trong xã hội, vẫn thành ông giám đốc này, bà hiệu trưởng kia, ông nhà văn nọ…
Và tôi không chỉ sợ ba mẹ tôi, ba mẹ thằng Hải cò, ba mẹ con Tủn và ba con Tí sún. Mà sợ tất cả các bậc làm cha làm mẹ khác trên đời. Đọc xong cuốn sách này, họ sẽ giật nẩy mình, từ đó bắt đầu nhìn con cái bằng ánh mắt khắt khe hơn và dĩ nhiên là nhiều ngờ vực hơn cứ như thể đã là con cái thì thế nào cũng sắp sửa làm điều gì dó hết sức bậy bạ.
Thực ra thì mọi đứa trẻ đều hồn nhiên. Chúng tôi lỡ tay phá hỏng khu vườn nhà thằng Hải cò chẳng qua là do ngây ngô. Lúc đó chúng tôi vẫn tin vào điều chúng tôi làm, thậm chí đêm đêm tôi vẫn nằm mơ thấy những hòm vàng chôn dưới những góc mận sau nhà thằng Hải cò.
Sau này, khi đã là người lớn thì tôi thất vọng khi thấy người lớn không có được thái độ trong sang như lúc họ còn trẻ con. Người lớn bảo trẻ con chúng tôi tri thức mới là kho báu thực sự, nhưng nhiều người trong số họ không hề muốn chinh phục tri thức mà chỉ thích săn tìm bằng cấp. Người lớn cũng nói như vậy về tình yêu và đối xử với tình yêu cũng với cách thức thô bạo như họ đã đối xử với tri thức.
Bây giờ con tôi cũng hay hỏi tôi về tình yêu. Tự nhiên tôi nhớ đến con Tủn và nói:
- Tình yêu là một cuộc rượt bắt nhưng trong nhiều trương hợp ta cố rượt theo người này nhưng rốt cuộc lại bắt được người khác, con à.
Con tôi may mắn hơn nhiều người. Nó đã bắt đúng người mà nó rượt ( hay rượt nó). Thế nhưng nó vẫn lo lắng:
- Người ta bảo hôn nhân là mồ chôn của tình yêu có đúng không hả ba?
Tôi nghĩ đến cuộc hôn nhân êm đẹp của con Tí sún, nhún vai đáp:
- Hôn nhân không chôn ai hết. Chỉ có người chồng và người vợ chôn lẫn nhau nếu họ muốn như vậy.
- Thế tại sao…
Tôi cắt ngang câu hỏi của con tôi:
- Con ơi, những cặp vợ chồng tan vỡ là những người nghĩ rằng hôn nhân là điểm kết thúc của tình yêu trong khi thực ra nó là điểm bắt đầu.
Tôi nhìn vẻ mặt ngơ ngác của con tôi, cố tìm một cách diễn đạt dễ hiểu:
- Trước khi cưới nhau, con người ta chỉ tập yêu nhưng chưa thực sự biết yêu. Yêu là thứ con người ta cần phải học và cần phải nỗ lực suốt đời, con à. Hôn nhân sẽ dạy người ta yêu. Tất nhien là có những người không học nổi, hậu quả là họ bị đuổi khỏi hôn nhân như những học sinh lười bị đuổi ra khỏi trường.
Mắt con tôi sáng lên:
- Học yêu cũng giống như học bơi vậy hả ba? Không học người ta vẫn bơi được, nhưng bơi theo kiểu con cún. Chỉ có học đàng hoàng, người ta mới biết bơi sải, bơi ngửa, bơi ếch và bơi bướm.
Tôi cười, nhớ lại cảnh tôi từng nhào xuống sông hồi tám tuổi:
- Và những ai lười sẽ bị chìm.
Tôi không lười nhưng tôi vẫn cứ chìm.
Tôi nhớ đến ngày con Tủn chuyển nhà đi nơi khác. Ba nó tìm được một công việc ngon lành ở thành phố, thế là cả nhà theo chân ba nó.
Một ngày trước hôm con Tủn ra đi, tôi đánh liều mượn chiếc điện thoại của chú Nhiên nhắn tin vào máy của mẹ nó:
- Chiều nay chúng ta chia tay một chút chăng? Buồn ơi là sầu!
Mẹ con Tủn đã hết giận tôi vụ nhắn tin linh tinh hôm trước. Có lẽ vậy, vì con Tủn kể với tôi là mẹ nó đã nói với nó bằng giọng hết sức dịu dàng:
- Thằng cu Mùi muốn gặp con.
Thằng cu Mùi và con Tủn lại ngồi trong quán chè của bà Hai Đọt. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi, và lần đầu tiên tôi biết buồn.
Nhiều người sợ nỗi buồn. Nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ một cuộc sống không buồn không vui, nói chung là nhạt nhẽo. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc xâm chiếm ta từng phút một.
Khi tôi biết yên những câu thơ đầu tiên của tôi là nhằm chia sẻ điều đó:
Từ khi quen em, anh đã biết nỗi buồn
Và nỗi buồn cũng biết mặt anh
Ngày mai nếu nỗi buồn tìm đến
Cũng như là gõ cửa người quen…
Bạn nhớ lại mà xem, có phải điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không có ai gõ cửa nhà mình?
Tâm hồn chúng ta cũng vậy, chúng ta treo ngoài cửa sổ tâm hồn một quả chuông nhỏ và thật khủng khiếp nếu tiếng chuông vui tai đó không một lần vang lên.
Như vậy, nỗi buồn đã rung chuông tâm hồn một chú bé tám tuổi ngày tôi xa con Tủn.
Tôi ngồi nhìn nó múc từng muỗng chè đưa vô miệng mà muốn khóc. Con Tủn không khóc. Nó mê mải ăn. Nó ăn một lèo ba chén chè. Sau này tôi mới biêt bọn con gái khi buồn khổ thường ăn nhiều. Có đứa nhờ thất tình mà mập lên. Có vẻ như khi không còn dịp nói những lời yêu thương, cái miệng đã hồn nhiên quay lại với chức năng nhai và nuốt. Nhiều cô bạn vừa ly hôn nói với tôi: Ăn vậy thôi, chẳng thấy ngon lành gì, nhưng cơ thể cứ đòi hỏi phải ăn. Hay thức ăn là thứ có thể lấp đầy nỗi buồn chăng?
Con Tủn trong buổi chiều chớm thu hôm đó cũng vậy. Chiếc muỗng đi qua đi lại giữa chén chè và đôi môi nó như những chuyến bay khứ hồi gấp gáp, tôi nhìn đến hoa cả mắt.
Nhưng ăn xong, vừa đặt chiếc muỗng xuống thì con Tủn bắt đầu khóc. Khi ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần. Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài.
Vậy thôi, buổi chia tay hôm đó chỉ gói gọn trong hai động tác: ăn và khóc. Không ai nói với ai được câu nào. Tôi có biết bao điều muốn nói với con Tủn. Rằng tôi rất mến nó, mặc dù bao giờ chơi trò vợ chồng tôi cũng cưới con Tí sún làm vợ. Nhưng rốt cuộc tôi đã không nói gì. Ngay cả câu đơn giản nhất là chúc nó lên đường bình an, tôi cũng không kịp thốt ra.
Mười năm sau, tôi gặp lại con Tủn khi tôi lên thành phố học đại học.( Thằng Hải cò lên trước một năm. Năm sau tới lượt tôi và con Tí sún).
Trong nhiều năm liền, bốn đứa tôi đã cặp kè với nhau vui vẻ như những ngày thơ ấu. Tôi đã tíu tít với con Tủn bao nhiêu là chuyện, trừ chuyện ngày xưa tôi thích nó. Mười năm sau nữa, tức là vào lúc hai đứa tôi đã hai mươi tám tuổi và con Tủn chuẩn bị lên xe hoa, tôi mới thú thật với nó những gì tôi nghĩ về nó hai chục năm trước.
Con Tủn tỉnh bơ:
- Hồi đó em cũng thích anh.
- Đừng giỡn chơi nha. – Tôi giật thót – Thích anh sao suốt ngày em cứ đi chơi với thằng Hải cò?
- Chính vì thích anh, em mới không dám đi chơi với anh.
Tôi hỏi mà nghe mồ hôi đẫm gáy:
- Em nói thiệt không đó?
- Em sắp lấy chồng rồi, nói dối anh làm chi!
Câu nói của con Tủn ghìm chặt tôi xuống ghế. Nó đặt tấm thiệp cưới xuống bàn và ra về một lúc lâu, tôi vẫn không sao nhấc người lên nổi.
Hai mươi tám tuổi thực ra không chàng trai nào có khả năng hiểu hết về con gái. Và có thể suốt cả đời vẫn vậy. Người ta nói đúng: hãy yêu phụ nữ nhưng đừng hoài công hiểu họ. Tại sao con Tủn thích tôi nhưng nó cứ bám lẵng nhẵng theo thằng Hải cò để tôi phải buồn bã thích con Tí sún?
Lúc hai mươi tám tuổi, tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này và tìm ra cả chục lý do, lý do nào cũng chí lý.Bây giờ, lúc ngồi viết cuốn sách này tôi đủ từng trải để không thắc mắc nữa, đơn giản vì bản thân phụ nữ đôi khi họ còn không hiểu họ và phản ứng của họ nói chung rất khó lường. Có lẽ sự khó lường của phụ nữ chính là bản năng tự vệ mà tạo hóa đã ban cho họ. Sức vóc của phụ nữ thua thiệt so với đàn ông, và họ sẽ bị đàn ông xúm vào cai trị nếu một ngày nào đó họ trở nên dễ hiểu.
Tóm lại, phụ nữ giống như hoa hồng, không phải vì hoa hồng có gai như người ta nói, mà vì khồn có ai lẩn thẩn tìm cách cắt nghĩa vẻ đẹp của hoa hồng mặc dù tất cả chúng ta đều yêu nó.
“Tôi yêu hoa hồng”, thế là đủ!
“Và tôi đã chìm”, thế cũng là quá đủ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét