Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Dám yêu - Chương 2: Quay lưng với cô đơn

Chương 2: Quay lưng với cô đơn


Tôi vẫn nhớ như in ngày tôi thoát khỏi căn nhà màu vàng với giàn hoa thiên lý trước hiên là ngày tôi nhập học đại học. Tôi vui sướng tột đỉnh bởi ngày này tôi đã phải chờ đợi quá lâu nhưng vùng núi Yên Lam với con sông oằn mình ôm lấy núi quá đỗi thân thuộc với tôi nay bỗng khiến tôi tiếc nuối. Thì ra những cái gì gắn bó đã quá lâu sẽ mang nhiều tình cảm sâu đậm. Tôi nhìn khung cảnh này tự nhủ với lòng mình phải mạnh mẽ không khóc khi rời xa bởi nơi này. Tôi đã ước tôi có thể thoát khỏi đây, và giờ tôi đã toại nguyện.

Cuộc sống tù túng trong một căn nhà với ông bố có quá nhiều quy tắc, bà mẹ kế giả tạo, và một vỏ bọc ngôi nhà đầy tình thương nhưng thực chất rỗng tếch khiến cho tôi muốn rời đi ngay. Nhìn bóng dáng bố và mẹ kế dần dần nhỏ lại khi chiếc xe chạy xa dần, tôi quay đầu nhìn thẳng về phía trước rồi tự nhủ với lòng mình. Đây mới là cuộc đời của tôi, tôi sẽ sống mà không cần phải lo lắng hay sợ sệt điều gì nữa.

Tôi cũng có thể ôm những nỗi nhớ mẹ đem ra phơi bày chứ không phải giấu giếm vụng trộm nữa. Từ ngày tôi lớn lên, chỉ khi về nhà bà ngoại tôi mới được nhắc đến mẹ. Còn khi ở nhà, dường như mẹ là một người chưa từng tồn tại cũng như chưa từng sinh ra tôi.

Mất một năm để quen với nhịp độ sống ở thành phố cũng như quen biết môi trường đại học và bạn bè. Vào mùa hè năm thứ hai đại học tôi quyết định đi làm thêm. Bố và mẹ kế hàng tháng vẫn gửi tiền chu cấp sinh hoạt cho tôi đầy đủ, mẹ kế vẫn thường xuyên điện ra thăm hỏi như một “trách nhiệm” cao cả để tỏ rõ cho bố tôi biết bà là người mẹ kế tốt rất quan tâm đến con chồng.

Tôi ít khi về nhà. Kỳ nghỉ hè, tôi viện cớ đi làm thêm để có thể không phải về nhà. “Nhà” với tôi không phải là căn nhà như bao người khác, nhà của tôi đúng nghĩa là một ngôi nhà, ở đó không có tổ ấm, cũng chẳng hề có tình thương. Hoàn toàn, ở đó chỉ có sự giả tạo.

 Anh trai tôi cũng sống ở thành phố này nhưng sống cùng vợ và con nhỏ nên tôi lựa chọn ở nhà thuê. Tôi không thích vợ của anh trai tôi, người mà tôi phải gọi là chị dâu. Tôi cũng ít khi nói chuyện với anh trai kể từ khi lớn lên, anh cũng là người ít nói và nghiêm khắc. Tôi có cảm giác mình rất đơn độc.

Một mình, đó là cảm giác của tôi khi sống ở thành phố, thực ra chẳng phải riêng nơi đây tôi mới có cảm giác này, tôi vẫn cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Dù sợ hãi thế nào đi chăng nữa thì cũng vẫn phải thích nghi thôi, người ta sống được vậy thì sao tôi lại không chứ. Tôi đã nghĩ như vậy.

Bố tôi bắt buộc phải quen với việc tôi ra ngoài giao lưu bạn bè, đi làm, giờ họ chẳng còn cấm đoán nữa. Hơn hết, tôi cũng đã lớn và họ cũng chẳng ở gần để có thể quản tôi như hồi còn ở nhà. Giờ tôi có cảm giác họ muốn tôi làm gì thì làm. Tôi đi làm thêm họ cũng không hề cấm đoán, thậm chí còn động viên.

Tôi có ngoại hình cũng khá cao ráo, khuôn mặt cũng dạng ưa nhìn nên việc được tuyển dụng tôi có khá nhiều lợi thế, tôi hòan tòan tự tin với những tiêu chuẩn đều rất phù hợp. Tôi được nhận vào làm và đi làm ngay sau hôm tuyển dụng. Đó là một nhà hàng nhỏ nằm trong một chuỗi hệ thống lớn. Người quản lý của tôi khá trẻ. Và tôi chẳng ưa gì cậu ta, Lâm, quản lý nhà hàng này. Đó là một anh chàng cao ngạo và khó gần. Cậu ta có vẻ là dân chơi hơn chứ không có khí chất của một người quản lý kinh doanh. Đầu thì nhuộm đỏ, người lúc nào cũng thơm nức mùi nước hoa đắt tiền, quần áo toàn là đồ hiệu nghe nói chỉ mặc nếu mua từ nước ngoài về. Vì là con trai độc nhất nên rất được bố mẹ chiều chuộng. Tôi vẫn thường nhìn thấy cậu ta dẫn mấy cô nàng son phấn lòe loẹt đi vào ngang nhiên và cười đùa trông rất tức mắt. Lâm cùng tuổi với tôi, 19 tuổi, nghe nói cậu ta bỏ đã tự động bỏ học bên Mỹ về. Đây là một kẻ phá gia chi tử bố mẹ giao phó cho chuỗi cửa hàng để tạo công an việc làm và quản lý cậu ta luôn thể.

Câu ta tên đầy đủ là Đinh Bảo Lâm. Nhìn vẻ ngoài cao khoảng 1m75, khuôn mặt chữ điền, mũi cao, lông màu rậm, nước da ngăm đen nhưng toát lên vẻ nam tính. Đôi mắt màu đen toát lên vẻ lanh lẹ. Cậu ta ít khi cười và luôn tỏ vẻ khó chịu với tất cả mọi người. Dường như tất cả đám nhân viên ở đây chẳng có ai đáng để cậu ta nhìn bằng nửa con mắt. Đám nhân viên dường như cứ lúc nào có sự xuất hiện của Lâm là chẳng dám hó háy gì, dù chẳng có khách cũng không dám ngồi yên một chỗ. Tôi chẳng thích gì cách quản lý như thế, dù là nhân viên có sợ hãi đi chăng nữa nhưng hoàn toàn cậu ta có thể cười cơ mà, chỉ là cười thôi, có…mất gì đâu.


Thực ra, chuỗi nhà hàng này cũng chẳng có gì to tát cả, và điều hiển nhiên là nhân viên được bỏ tiền ra thuê về thì là người chủ thì cần phải vắt kiệt sức lực của họ, nhưng nói thật, tôi ghét cái cách làm việc quá độc đoán thiếu tình người. Đôi khi nhân viên của mình rõ ràng là đúng, khách sai lè lè nhưng khách hàng sẽ luôn đúng và nhân viên luôn là những kẻ sai. Những bài học trong giáo dục nhà trường đôi khi chẳng đúng tý nào cả. Hiển nhiên giờ là sai có thể vẫn thành đúng và đúng vẫn có thể vẫn thành sai như bình thường. Cậu ra cũng ra vẻ là “ông chủ” và là người có tiền nên luôn khinh khỉnh chẳng coi đám nhân viên ra gì hết. Chốc chốc lại dọa đuổi, dọa trừ lương và nhiều khi rất hách dịch và yêu sách, vì thế, ấn tượng của tôi về cậu ta cũng chẳng mấy tốt đẹp.

Mấy đứa con gái nhân viên làm việc cùng với tôi tỏ ra thích thú khi nhắc đến Lâm, thậm chí còn lấy cậu ta làm hình tượng này hình tượng nọ. Còn tôi, thật đáng tiếc khi tôi chẳng mấy ấn tượng với những kẻ dám mác công tử nhất là một công tử ăn chơi trác táng. Tôi lại càng không ưa gì mất cô nàng vẫn thường hay lui tới đây và cô nào cũng nghĩ rằng mình sắp bà bà chủ ở nhà hàng này vì có mối quan hệ tình cảm với Lâm.

Đối với những đứa con gái “tỉnh lẻ” như tôi, nói thật khi bước chân xuống thành phố tôi đã từng nghĩ đó là… thiên đường. Không, giờ tôi đã thấu hiểu, ở thiên đường vẫn có địa ngục. Cuộc sống bon chen, tình người lạnh nhạt, người ta cứ phải dẫm đạp lên nhau mà sống. Rồi phải dở ra bao nhiêu thứ “mánh khóe”.

Mánh khóe đơn giản nhất mà tôi vẫn nghe được đó là: vợt lấy được một chàng trai thành phố để khỏi phải lo nhà lo cửa, hoặc ít ra cũng phải vợt lấy được một anh chàng mà bố mẹ anh ta có tiền. Biết bao nhiêu đứa con gái đã dùng mánh khóe ấy, hàng ngày, trên báo cũng nói nhan nhản. Nhưng….

ĐỜI NGƯỜI, CÓ AI CHO KHÔNG AI CÁI GÌ ĐÂU! Như bố mẹ tôi, rốt cục cuộc sống đầy đủ vật chất cũng chẳng thể đem lại cho con người ta hạnh phúc thực.

Đó là những gì tôi nghĩ.

Và tôi cũng đọc được ý nghĩ sau những lời bàn tán xôn xao của đám nhân viên về  Lâm. Chắc hẳn, mỗi khi đi ngủ, mỗi cô đều ao ước được lọt vào mắt xanh của cậu ta.!  Đúng là đời, tôi đang chẳng thể hiểu được cái giai đoạn mà tôi đang sống nó như thế nào nữa. Người ta, nhắc quá nhiều đến vật chất. Dường như, chẳng thấy còn chỗ cho Tình Yêu nữa. Người người đều nghĩ như vậy, cả thế hệ trước và thế hệ tôi nghĩ như vậy. Nếu tôi nghĩ khác đi thì có lẽ tôi là đứa…quái dị.

Tạm gọi đó là một giai đoạn quá độ của người giới trẻ, mà những người trẻ như tôi đang sống, đang chìm ngập, đang giẫy dụa trong đó. Ai giẫy dụa cố ngoi lên thì ngoi, còn tôi, sẽ chẳng có ai dìm được tôi xuống vũng lầy nhơ nhớp ấy. Bởi tôi sống khác, tôi nghĩ khác!

* **

Tôi tan ca lúc 5h chiều, một tuần tôi có 3 ngày phải làm ca buổi tối, các ngày còn lại thì cứ như đi làm hành chính. Lương lậu cũng tạm ổn, cũng đủ để chu cấp cho nhu cầu tối thiểu là đi lại và ăn uống. Ngoài ra, nếu mỗi tháng muốn mua sắm thứ gì, tôi lại phải ngửa tay xin bố và mẹ kế như bao nhiêu đứa sinh viên khác. Tiền mình kiếm ra và tiền từ bố tôi có cảm giác rất khác nhau, đó là, việc suy nghĩ xem nên và không nên mua thứ gì. Còn nếu đó là tiền được cho, tôi cứ tiêu với cái suy nghĩ được mặc định rằng: Tiền hết lại có.

Cả ngày hôm nay là một ngày khá bận rộn, tan ca, bỗng dưng, tôi muốn ăn kem khủng khiếp. Phóng xe ra bờ Hồ, tôi gửi xe ở một chỗ, rồi chạy ngay đến Tràng Tiền mua cho mình 2 que kem, cầm trên tay rất hí hửng. Lâu rồi, tôi mới có cảm giác…thèm ăn một cái gì đó. Tất cả cũng chỉ tại chế độ kiêng khem để giữ dáng như bao nhiêu đứa con gái cùng độ tuổi của tôi bây giờ.

-          Béo lắm rồi đấy, đừng có ăn mấy cái đồ ngọt vào!!!.

Giọng mẹ kế của tôi rít lên, tôi bật cười khi nghĩ đến cảnh bà ấy sẽ gào lên như thế khi nhìn thấy tôi cầm hai que kem và háo hức như thế này. Bất cứ chuyện gì liên quan đến tôi bà ấy giống như một người quan sát viên và tất cả phải báo cáo lại cho bố tôi một cách tỉ mỉ. Thực tình khi đỗ đại học và rời khỏi ngôi nhà ấy, tôi cảm thấy đây mới là thiên đường của mình.

“Thật là sung sướng!” Tôi cười toe toét khi nghĩ đến mẹ kế và đắc ý khi nghĩ rằng chẳng có ai ở đây để mà quản lý chế độ ăn của tôi. Mẹ kế luôn sợ rằng, một ngày nào đó, đứa con gái là niềm tự hào của mẹ sẽ phát phì, sẽ béo ú và chẳng có ma nào nhòm ngó. Và bà ấy sẽ phải sống trong căn nhà đó, quan sát tôi cả đời. Điều đó kiến mẹ kế của tôi ám ảnh.

Thời tiết mùa hè khiến cho hai que kem tôi đua nhau tan chảy, tôi xuýt xoa và luống cuống hết cả lên khi chưa kịp ăn một miếng ở que này thì que kia đã tan. Và bằng tất cả đẳng cấp ăn uống của mình, tôi oánh gọn hai que kem, thậm chí chẳng còn để lại tý nào còn lấm lem trên tay.

“ Chụt! Ngon quá!” Tôi mút lấy ngón tay của mình sau khi hai que kem đã đánh nhanh thắng nhanh trôi tuột vào bụng.

Sau khi đã no căng bụng. Thân nhiệt cũng phần nào được hạ hỏa. Tôi lượn lờ khu Đinh Lễ đứng chọn sách. Hình như, lâu lắm rồi tôi không đọc thứ gì cả.


Nhìn biết bao nhiêu là sách, đa số là sách Trung Quốc với những tên tác giả lạ hoắc, chỉ có tên là nghe rất câu khách thôi. Tôi đứng tần ngần chỗ sách thể loại ngôn tình mà chẳng chọn được thứ gì, cuối cùng với …quyết tâm phải mua được một thứ gì để đọc. Tôi ra khu bày sách thiếu nhi và lựa. Dù sao thì, tôi cũng muốn đọc lại những tác phẩm kinh điển đó chúng đã gắn bó với tuổi thơ của tôi khá lâu rồi.

Cầm trên tay một quyển sách của Nguyễn Nhật Ánh và một cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã, tôi hí hửng vì buổi tối có cái để nhâm nhi. Đa số thời gian rảnh còn lại tôi ôm mặt với cái máy tính, mạng xã hội và yahoo. Đôi khi chỉ lướt web 10p là đã hết cái để đọc và đa số trong đó là  những tin tức giật gân để câu khách. Tôi thì lại thuộc thể loại chẳng quan tâm đến chính trị, tin kinh tế hay gì khác ngoài mấy cô hot girl chân dài khoe mông khoe ngực hoặc mấy thể loại gây shock.

Tôi hí hửng ra bãi gửi xe để ra về thì thấy hai cái gương đã không cánh mà bay. Tôi đi ra phía người trông xe đang ngồi vắt chân lên đọc báo.

-          Chú, cho cháu hỏi tý ạ.

-          Chuyện gì? Ông ta hất hàm.

-          Chú có nhìn thấy ai bẻ mất hai cái gương của cháu không?

-          Hừm, tôi trông xe chứ trông gương của cô à?

-          Chú nói buồn cười nhỉ, chắc chắn nhìn thấy luôn, chú ngồi đây cách có 3m chứ có phải 30m hay 300m đâu mà không nhìn thấy? Tôi tức tối.

-          Con bé này láo nhỉ, ý mày định nói là ông lấy gương xe của mày à?

-          Cháu có nói thế đâu, chính mồm chú nói ra đấy chứ. Tôi càng hăng máu, mấy người khách bên ngoài đứng xem nhưng chẳng đả động gì.

-          Con ranh này.

Gã bảo vệ vứt phăng từ báo rồi tức tối định giơ tay lên đánh tôi thì bỗng chốc có một bàn tay giữ ông ta lại. “Dừng lại đi” Tôi chưa kịp định hình thì nghe thấy tiếng một ai đó quát lên.

Dù cái thái độ hăng máu của ông ta đó nhưng tôi vẫn tức tôi lắm, dù gã ta có định dở trò đi nữa thì tôi cũng sẽ quyết sống chết bằng được. Dù giá trị của hai cái gương xe không là gì, nhưng làm sao lại cứ để sai trái ngang nhiên giữa ban ngày như thế được! Hắn ra xông vào tôi cũng hăng máu xông vào định tỉ thí một phen luôn.

-          Cô cũng vừa vừa thôi, bỏ đi. Người thanh niên kia vừa giữ cánh tay gã bảo vệ kia để khỏi trúng mặt tôi giờ tiến đến và lôi tôi ra khỏi ông ta. Trong khi đó, tôi vẫn cố kiết cào cuột để chiến đấu.

-          Buông tôi ra, buông ra!

-          Đủ rồi đấy!!! Cậu ta quát lớn khiến tôi giật mình như bừng tỉnh.

Lâm! Trí não tôi đã vừa đủ thông minh để nhận ra kẻ vừa ôm mình lôi xềnh xệch ra khỏi đám nhí nhố kia là ai. Một giọng nói rất quen, một gương mặt rất quen, một người mà ngày nào tôi cũng gặp, người mà đến trong tâm trí tôi chẳng có chút nào thiện nào.

Trời ơi, kẻ vừa lôi tôi ra khỏi trận chiến đó chẳng phải ai khác chính là Lâm, tên công tử đáng ghét chẳng bao giờ biết cười.

Trong khoảng 30s người tôi như bị đông cứng lại, cậu ta đang đứng trước mặt tôi sờ sờ và  Lâm đã vừa vào vai anh hùng giải cứu tôi khỏi một trận ẩu đả.

Tôi bắt đầu ý thức hơn được việc mình vừa làm, rồi xắn tay áo, chỉnh đốn lại trang phục, khẽ lấy tay lau những giọt mồ hôi trên trán và đám tóc tai rối tinh. Đám người cũng bớt lao xao đi, Lâm lôi tôi đi để tránh cái nhìn chẳng mấy thiện cảm bởi mọi người xung quanh

-          Cũng đanh đá phết nhỉ? Lâm khẽ nhoẻn miệng cười châm chọc.

-          Hì, xin lỗi, đôi khi tôi hơi quá khích! Tôi hạ mình.

-          Bình thường khi bị mắng mỏ, cô có đâu vậy! Lâm vẫn tiếp tục

-          Tất cả cũng vì miếng cơm manh áo thôi! Tôi buông một câu có vẻ thảm hại

-          Nghe có vẻ thảm hại quá!

Lâm bảo tôi đưa vé xe và chìa khóa để cậu ta sẽ lấy hộ, bởi nếu tôi quay lại có khi lại thêm một vụ ẩu đả nữa chứ chẳng chơi. Tôi đứng nhìn theo Lâm kèm chút hồi hộp nhưng một lúc sau thì cậu ta cũng lấy lại được. Cậu ta dựng xe bên cạnh tôi và vứt chìa khóa về phía tôi.

-          Xong rồi đó, nhóc!

Lâm quay chân đi cũng chẳng kịp để tôi nói thêm câu nào. “Hừ, nhóc ư?” Tôi bực mình với cái giọng điệu đó. Cậu ta thậm chí còn ít tháng hơn tôi. Tôi hậm hực. Lâm mất hút ngay sau đó, tôi đúng lại  mũi vẫn còn khẽ vương vất mùi nước hoa toát ra từ cơ thể cậu ấy.

Tôi lên xe đi về, đường phố buổi chiều tối gió mát từ Hồ Gươm thổi vào lành lành. Đèn trang trí cũng đã được bật lên.  Khách du lịch và nội địa đông đúc đi dạo quanh bờ Hồ, tôi nhìn theo những dòng người ấy. Hình như, ở Hà Nội cũng đã khá lâu rồi nhưng tôi chưa một lần đi bộ hết cái hồ lịch sử này. Thậm chí hồi kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội tôi cũng không dám ra ngoài vì sợ chen lấn và cướp giật. Tôi không thích sự ồn ào thái quá, và khi người khác có xu thế thích thứ gì đó thì tôi lại lãnh cảm một cách khó hiểu.


Tôi về nhà là 8 giờ tối, thay đồ rồi vào phòng tắm thư giãn. Tôi vẫn có thói quen như vậy, thậm chí lúc ở nhà mẹ kế còn phát hoảng khi thấy tôi mấy tiếng đồng hồ tha hồ ngụp lặn ở trong phòng tắm mà không chịu ra. Cứ để nguyên khăn tắm quấn quanh người, tôi đi vào bếp tìm cái gì đó có thể ăn được. Hai chiếc kem lúc chiều có lẽ đã dùng hết vào vụ cãi nhau với gã bảo vệ kia.

Tìm thấy một gói mì. Bật bếp ga và đun nước. Vớ cái điều khiển tivi chuyển xem có gì hay ho hay không. Tôi bỏ gói mì vào đun sôi lên. Sau đó ăn xi xúp, loáng một cái đã hết veo. Tôi buông bát đũa ở nguyên trên bàn sau đó thả lưng xuống ghế nằm ôm bụng xem phim.

Cả ngày, cái điện thoại hết pin từ sáng sớm tôi quên béng mất. Vùng dậy và lục lọi trong túi. Tôi quên là vẫn vứt nó ở trong cốp xe máy.

Bật điện thoại lên, có 6 cuộc gọi lỡ từ mẹ kế, hai tin nhắn văn bản và hai tin rác. Tôi gọi điện về cho mẹ kế hỏi han xem có về nghỉ hè hay không. Bà ấy sẽ vô cùng vui mừng nếu như tôi báo không về nhà. Mẹ kế tôi như hét lên trong điện thoại khi nghe thấy cái giọng của tôi, chắc chắn để cho bố tôi ở ngoài có thể nghe tiếng. Biết giải thích sao cũng chẳng được nên tôi đành ậm ừ cho qua.

Một tin nhắn từ Thư, đứa  bạn thân, Thư hỏi tôi xem tối thứ 7 này có ghé qua quán của nó nghe Acostic hay không. Còn một tin nhắn từ Nam, bạn học cấp 3 cùng khối với tôi. Hồi đó, tôi làm bí thư còn Nam làm lớp trưởng lớp bên. Chúng tôi vẫn thường tham gia hoạt động Đoàn ở trường cùng nhau. Cậu ấy, ngày xưa đã từng làm rung rinh bao nhiêu trái tim nữ sinh bấy giờ, trong đó, cũng có tôi. Tuy nhiên sau khi chúng tôi ra trường mọi chuyện đã khác rất nhiều. Tôi và cậu ấy vẫn chỉ dừng lại mối quan hệ bạn bè, bạn cấp 3, bạn cũ. Không có gì hơn.

“Tớ định qua thăm cậu Na ạ, tớ có việc đi qua đây. Nhưng không liên lạc được vì thế hẹn gặp cậu sau nhé!”

 Vẫn không hề thiếu một kí tự hay một dấu chấm dấu phẩy nào” Tôi bật cười với cái kiểu nhắn tin của Nam. Bây giờ, khi mà kí tự hóa tin nhắn là một xu hướng thì cậu ấy vẫn giữ nguyên từng kí tự một cách cố hữu. Nhất định Nam không hề suy chuyển sau khi rất nhiều lần tôi giễu cợt cậu ấy là kẻ “đứng đầu tổ chức phản đối giới trẻ viết tắt”. Haha.

Tôi nhắn lại là tôi sẽ cho cậu ấy một cái hẹn gặp mặt nếu không gặp tôi cậu ấy sẽ phải hối tiếc đấy. Tôi vẫn thường đùa cợt với Nam rằng, cậu ấy là một chàng tốt và có nhiều điểm lí tưởng để trở thành bạn trai nên cậu ấy nên yêu đi, bởi “mỡ để miệng mèo” thế này lỡ đâu “mèo” là tôi sẽ không kìm chế được thì sao, ấy vậy nghe tôi nói thế Nam lại bảo rằng cậu ấy sẽ tình nguyện.

Nhắn tin với Nam một lúc thì tôi ngủ quên mất lúc nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét